Độ nổi bật về dãy số Wikipedia:Độ_nổi_bật_(con_số)

Ví dụ Dãy Mian-Chowla. Dãy gồm các số n sao cho 5n5 + 1 là số nguyên tố.
  1. Các nhà toán học chuyên nghiệp đã xuất bản bài báo nào về dãy số này chưa, hay đã có chương nào trong một cuốn sách đề cập đến nó, hay có cả một cuốn sách viết về dãy số này hay chưa?
  2. MathWorld hay PlanetMath có bài viết về dãy số này không?
  3. Dãy số này có được liệt kê trong Bách khoa toàn thư trực tuyến về Dãy số nguyên (Online Encyclopedia of Integer Sequences - OEIS) không?
  4. Có ít nhất một cái tên được chấp nhận rộng rãi cho dãy số này chưa?

Một câu trả lời có cho bốn câu hỏi này có nghĩa là dãy số này đủ nổi bật để có bài viết về nó tại Wikipedia. Mặc dù OEIS chỉ giới hạn lại trong các giá trị nguyên, vẫn có một số cách vượt qua hạn chế này. Đối với dãy số thập phân, OEIS có thể tách một dãy số thập phân thành hai dãy, một dãy là tử số và dãy còn lại là mẫu số. Nếu câu hỏi thứ ba có một câu trả lời không, người tranh cãi về độ nổi bật của dãy số cần chứng minh rằng OEIS sẽ không bao giờ đưa dãy số này vào do quy luật của nó.

Diễn giải ví dụ Hai nhà toán học Mian và Chowla đã xuất bản bài báo trong Proc. Nat. Acad. Sci. India A14 về dãy 1, 2, 4, 8, 13, 21, 31, 45,... Cả Mathworld và PlanetMath đều có bài viết về dãy số này. Dãy số được liệt kê trong OEIS tại A005282. Bỏ qua sự khiêm tốn của hai nhà toán học, dãy này được cả thế giới biết đến với tên "dãy Mian-Chowla". Do đó, dãy Mian-Chowla đủ nổi bật để đưa vào Wikipedia.Dãy các số n sao cho 5n5 + 1 là số nguyên tố có nằm trong OEIS (A117132), nhưng nó có "ít" từ khóa. Cả PlanetMath lẫn MathWorld đều không có bài viết về dãy này.